028.62733715 HOTLINE 0916955085 taynguyenfilm@gmail.com

Menu
CÁCH LẤY HƠI ĐẨY HƠI TRONG CA HÁT

CÁCH LẤY HƠI ĐẨY HƠI TRONG CA HÁT

By In CÁC KHÓA HỌC HÁT, Uncategorized On


CÁCH LẤY HƠI ĐẨY HƠI TRONG CA HÁT

Trong bài viết này Tây Nguyên Phim xin chia sẻ cho các bạn Cách lấy hơi đẩy hơi trong ca hát. giúp các bạn có được nền tảng kỹ thuật âm nhạc tốt, để phát triển giọng hát của mình

Hình ảnh giảng viên Tây Nguyên Phim hướng dẫn kỹ năng cho học viên

KHÓA HỌC LUYỆN THANH CHUYÊN NGHIỆP

 

Người ca hát giỏi, là người biết vận dụng hơi thở mềm mại và linh hoạt

Phương pháp hít thở trong ca hát, là hít thở vào nhanh và đẩy hơi ra chậm. Trong khi hát ta thường lấy hơi, để giữ cho giọng hát liên tục và dẻo dai. Những lần lấy hơi và trong khi hát như thế gọi là lấy hơi bổ sung, lấy hơi bổ sung có nhiều cách. Có lúc cho phép ta lấy hơi thoải mái, không vội vàng, có lúc đòi hỏi ta phải lấy hơi nhanh. Những chỗ đuôi câu nọ, đầu câu kia phải lấy hơi nhanh, mới không rớt nhịp câu hát. Tình trạng này gọi là cướp hơi, nghĩa là ta dùng cả mũi lẫn miệng hít hơi thật nhanh. Tuy lấy hơi nhanh nhưng không bật thành tiếng “ soạt”, và không lấy hơi quá căng quá đầy

Khi lấy hơi vào nhanh gọn và đẩy hơi ra từ từ và khống chế được, là do dùng các cơ bắp lòng ngực, bụng. Và hoành cách mô để điều khiển hơi qua hai dây thanh, âm thanh. Phải đảm bảo trong sáng không bị rè hoặc khò khè, vỡ. Do ép hơi quá mạnh làm cho 2 dây thanh tách ra, dẫn đến rung động thiếu mềm mại. Vì vậy khi điều khiển hơi hát cần tránh các điểm như sau:

Hình ảnh giảng viên hướng dẫn học viên lấy hơi

ĐỊA CHỈ HỌC LUYỆN THANH UY TÍN

 

  • Lấy hơi vào xong phải khống chế hơi, không buông lỏng cơ bắp để xả hơi ra quá mạnh
  • Vận dụng cơ bắp ở lòng ngực, bụng và hoành cách mô không nên quá căng, làm cho hơi trong phổi ép chặt, khiến âm thanh phát ra không thoát, âm thanh mất sự nhẹ nhàng trong sáng và ngân vang
  • Không nên lấy hơi qúa căng gây phản ứng ở hoành cách mô khó  khống chế làm cho hơi thoát ra rất nhanh
  • Tránh lối hát có hơi thở phì phò phát ra cùng với âm thanh, tật này gọi là “ lộ hơi”

Sau khi lấy hơi rồi đẩy hơi ra để phát âm phải có điểm tựa thì giọng hát mới khỏe và có lực

Xem : Khóa học luyện thanh

Hình ảnh giảng viên hướng dẫn học viên đẩy hơi

TRUNG TÂM DẠY THANH NHẠC UY TÍN

 

Đẩy hơi (điều chế làn hơi)

Đưa hơi thở ra chính xác cùng lúc với hoạt động của thanh đới, không sớm không muộn, nếu sớm qua âm thanh nghe cứng cỏi vì thanh đới căng ra trước khi làn hơi tới, nếu muộn qua âm thanh nghe không rõ, mà lại tốn hơi vì làn hơi ra trước khi thanh đới rung, đưa hơi ra đều đặn không đứt quảng, không qúa căng. Khi phải hát những bước nhảy từ quãng 4 trở lên , nên có động động ép bụng một cách mềm mại để âm thanh phát ra đúng cao độ và âm vang đầy đặn, tạo cảm giác như điểm tựa của làn hơi ở vùng xương chậu, làn hơi được đẩy lên nhờ tựa vào khung xương chậu, các cơ bụng dưới hơi căng, tạo thành chỗ dựa vững chắc cho làn hơi phóng lên

Xem thêm: Cách để có giọng hát tốt

Hình ảnh giảng viên hướng dẫn học viên ổn định vị trí âm thanh phát ra

Nếu bạn đã tập thử tại nhà bằng nhiều cách nhưng vẫn chưa thể vận dụng tốt kỹ thuật lấy hơi và đẩy hơi đúng để phát triển giọng hát của mình hãy đến với khóa học hát tại Tây Nguyên Phim để được các giảng viên hướng dẫn cụ thể theo từng chất giọng và những yếu điểm bạn đang mắc phải, phương pháp khắc phục trong thời gian ngắn nhất

Mọi thông tin về khóa học hát liên hệ: CÔNG TY TÂY NGUYÊN PHIM

đăng ký học

  • ĐT : 028 6273 37150916 955 085
  • ĐC : 213 Cao Đạt, Phường 1, Quận 5, TP.HCM
  • Website: taynguyenfilm.vn – taynguyenfilm.com

1/ Học viên thực hành tại lớp

2/ Học viên Lan Hương thực hành phần luyện thanh cảm âm khi hát

Các Sản Phẩm Âm Nhạc Tại Sân Khấu Tây Nguyên Phim Entertainment

BẢN ĐỒ CÔNG TY TÂY NGUYÊN PHIM

.

 


Leave a comment